Những Lầm Tưởng Phổ Biến Về Gàu Bạn Nên Biết

Phụ nữ thường dễ bị gàu hơn nam giới? Liệu tuổi tác, môi trường hay thậm chí lối sống có đóng vai trò quyết định tỷ lệ gàu? Chúng tôi bóc tách sự thật khỏi những điều không chính xác.

Đúng hay sai: phụ nữ bị gàu nhiều hơn nam giới

SAI
Gàu có liên quan đến sự mất cân bằng của hệ vi sinh, phát triển nhanh chóng ở những vùng có nhiều bã nhờn. Sự kết hợp này dẫn đến việc gàu nhờn bám vào da đầu dưới dạng vảy dày. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nói chung, nam giới dễ bị gàu hơn phụ nữ[1]. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng một số nhóm dân tộc có khả năng bị gàu nhiều hơn những nhóm khác. Cụ thể, một nghiên cứu phát hiện ra rằng tỷ lệ bị gàu trong khoảng 81–95% người Mỹ gốc Phi, 66–82% ở người da trắng và 30–42% ở người Trung Quốc.[2] Tìm hiểu thêm về sự khác biệt giữa các loại gàu khác nhau.

Đúng hay sai: Tôi từng bị gàu một lần nên sẽ luôn bị gàu

ĐÚNG MỘT PHẦN:
Như chúng ta đều biết, gàu xuất hiện do sự gia tăng của nấm men (malassezia), loại nấm này có mặt trên hầu hết da đầu của chúng ta. Như vậy, gàu có thể được miêu tả như một trình trạng tái đi tái lại. Tuy nhiên, gàu cũng có thể liên quan đến lượng bã nhờn trên da đầu, vì thế tình trạng này có khả năng tái phát tại những thời điểm khác nhau trong cuộc đời khi lượng bã nhờn tiết ra nhiều hơn bình thường - ví dụ, ở tuổi dậy thì.

Đúng hay sai: gàu chịu tác động bởi môi trường sống của chúng ta.

ĐÚNG MỘT PHẦN:
Mặc dù gàu có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai vào bất kỳ thời điểm nào trong cuộc sống nhưng nó cũng có liên quan đến một số yếu tố bên ngoài. Tuổi tác, căng thẳng thậm chí cả lượng hormone trong cơ thể’ cũng có thể tác động tới tần suất bị gàu của chúng ta. Khi vi khuẩn malassezia kết hợp với sự tăng sinh bã nhờn, các vảy dầu bắt đầu hình thành. Điều này khiến các tế bào vi khuẩn malassezia sinh sôi nhanh hơn trên toàn bộ da đầu, tạo ra một vòng luẩn quẩn. Điều này thậm chí trở nên tồi tệ hơn với da đầu có mức độ sản sinh bã nhờn tăng cao (ví dụ: thanh thiếu niên) hay những người đang chịu căng thẳng, làm suy yếu hệ thống phòng thủ tự nhiên của cơ thể và khiến chúng ta dễ bị rối loạn da hơn.

Nguồn:
[1] Manuel, F. et al, ‘A New Postulate on Two Stages of Dandruff: A Clinical Perspective’ in International journal of Trichology 3.1 (2011) pp. 3-6
[2] Borda, L. et al, ‘Seborrheic Dermatitis and Dandruff: A Comprehensive Review’ in Journal of Clinical and Investigative Dermatology 3.2 (2015) 10.13188/2373-1044.1000019.