Mụn Nội Tiết Tố Là GÌ? Quy Trình Chăm Sóc Da Hiệu Quả Khi Bị Mụn Nội Tiết

Bạn nghĩ rằng mình đã bỏ lại làn da xấu ở tuổi thiếu niên? Hãy suy nghĩ lại. Đối với nhiều phụ nữ, chu kỳ kinh nguyệt có liên quan đến mụn trứng cá. Đây là điều bạn cần biết để cải thiện tình trạng này một cách nhanh chóng.

Tổng quan về mụn nội tiết

Mụn nội tiết là gì?

Mụn thường xuất hiện nhiều ở phụ nữ. Trên thực tế, tỷ lệ nữ giới bị mụn trứng cá cao hơn đáng kể so với nam giới ở mọi độ tuổi(1). Nguyên nhân là do vô số sự thay đổi nội tiết tố xuyên suốt cuộc đời họ. Đa số đều cho rằng mụn chỉ ảnh hưởng đến những người có làn da dầu. Tuy nhiên điều này không phải lúc nào cũng đúng, vì những người có làn da khô vẫn có thể bị mụn(2).

Sự phát triển ban đầu ở tuổi dậy thì trùng với sự kích thích tăng sinh nội tiết tố androgen và khiến da tiết nhiều bã nhờn hơn. Tuy nhiên do mối tương quan giữa chu kỳ kinh nguyệt và sự biến đổi hormone, mụn trứng cá ở nữ giới trưởng thành đôi khi còn được gọi là mụn nội tiết(1).

Mụn nội tiết có khác với mụn trứng cá tuổi dậy thì không?

Câu trả lời là có, vì chúng có các đặc điểm khác nhau. Mụn nội tiết khác với mụn tuổi dậy thì ở chỗ nó xuất hiện dưới dạng các tổn thương viêm từ nhẹ đến trung bình nằm ở 1/3 phía dưới của khuôn mặt, đường quai hàm và cổ.

Trong khi mụn trứng cá ở tuổi dậy thì có thể xuất hiện dưới dạng mụn đầu trắng, mụn đầu đen và mụn nhọt gây đau nhức trên mặt, cổ, vai, ngực, lưng, bả vai và cánh tay trên.

Nguyên nhân gây mụn nội tiết

Có một số loại hormone liên quan đến sự xuất hiện của mụn. Mụn nội tiết do mức độ testosterone lưu thông trong máu tăng cao(3). Nhiều người bị mụn trải qua tình trạng da sản sinh dầu nhờn quá mức, đó là do hoạt động tại nang bã nhờn(4). Người ta tin rằng sự phát triển của mụn trứng cá ở phụ nữ trưởng thành có khuynh hướng do di truyền(5). Ngoài ra, nhiều phụ nữ gặp các triệu chứng mụn tiền kinh nguyệt do các hormone như estrogen (chịu trách nhiệm cho sự phát triển và điều tiết hệ thống sinh sản ở nữ giới) và progesterone (tham gia vào chu kỳ kinh nguyệt và quá trình mang thai).

Dấu hiệu nhận biết mụn nội tiết tố

Các cơn bùng phát mụn xảy ra xung quanh cằm và xương hàm của bạn
Nếu bạn nhận thấy sự tập trung của mụn ở phần dưới của khuôn mặt, đó có khả năng cao là mụn nội tiết. Các hormone dư thừa trong cơ thể kích thích sản sinh dầu nhờn và cằm là nơi tập trung nhiều tuyến bã nhờn. Các vùng khác cũng có thể xuất hiện mụn nội tiết bao gồm phần bên của khuôn mặt và/hoặc dọc theo cổ(2).

Các nốt mụn bùng phát của bạn là những mụn nang gây đau nhức chứ không phải mụn đầu đen và mụn đầu trắng
Ngoài cảm giác sâu hơn các loại mụn khác, mụn nội tiết thường đau và mềm hơn khi chạm vào. Điều này là do sự ứ đọng dầu trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần và có thể gây ra phản ứng viêm tích tụ.

Đợt bùng phát mụn của bạn xảy ra mỗi tháng một lần.
Mụn nội tiết tố thường xảy ra theo chu kỳ, theo sau chu kỳ kinh nguyệt. Mụn nội tiết có xu hướng xuất hiện ở cùng một vị trí, bởi lỗ chân lông ở đây đã bị mở rộng bởi nốt mụn trước đó.

Các đợt bùng phát mụn xuất hiện khi bạn căng thẳng.
Sự gia tăng Cortisol - hormone gây căng thẳng là dấu hiệu viêm thường thấy ở mụn.

Quy trình chăm sóc da tốt nhất khi bị mụn nội tiết

Để chăm sóc làn da đang bị mụn nội tiết hiệu quả, bạn cần chú ý những điều sau:

1. Tìm ra phương pháp chăm sóc da phù hợp với bạn và tuân thủ nó.
2. Chỉ sử dụng các sản phẩm không gây mụn để giảm nguy cơ tắc nghẽn lỗ chân lông.
3. Lý tưởng nhất là tuân theo quy trình chăm sóc da gồm: làm sạch, tẩy da chết nhẹ nhàng và sử dụng sản phẩm điều trị mụn nội tiết hàng ngày để loại bỏ tế bào chết nhằm ngăn ngừa bít tắc lỗ chân lông.
4. Rửa mặt 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ để giữ làn da sạch sẽ khỏi bụi bẩn, dầu thừa và vi khuẩn khác…

Nguồn:
1. Ebede, T.L. và các cộng sự, 'Điều Trị Mụn Trứng Cá Nội Tiết ở Phụ Nữ' trên Tạp chí Da Liễu Lâm Sàng và Mỹ Phẩm 2.12 (2009) trang 16-22
2. Zeichner, J.A. và các cộng sự, 'Các Vấn Đề Mới Nổi về Mụn Trứng Cá ở Phụ Nữ Trưởng Thành' trên Tạp chí Da Liễu Lâm Sàng và Mỹ Phẩm 10.1 (2017) trang 37-46
3. Elsaie, M.L. 'Điều trị mụn nội tiết tố: cập nhật' trên Tạp chí Da Liễu Lâm Sàng, Mỹ Phẩm và Điều Tra 9 (2016) trang 241-248
4. Ghosh, S. và cộng sự, 'Lập hồ sơ và liệu pháp nội tiết cho mụn trứng cá ở phụ nữ' trên Tạp chí Da liễu Ấn Độ 59.2 (2014) trang. 107-15
5. Geller, L. và các cộng sự, 'Bùng Phát Mụn Trứng Cá Quanh Thời Kỳ Kinh Nguyệt ở Người Lớn' trên Tạp chí Da Liễu Lâm Sàng và Thẩm Mỹ 7.8 (2014) trang. 30-34