Ô Nhiễm Gây Lão Hóa Da: Nguyên Nhân Và Cách Ngăn Ngừa Hiệu Quả

Tiếp xúc liên tục với môi trường ô nhiễm không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn khiến da lão hóa. Bạn có thể nhận thấy các dấu hiệu như nếp nhăn, thâm mụn, đốm nâu trên da của mình. Chúng tôi đã nhờ Bác sĩ da liễu Nina Roos giải thích cách mà ô nhiễm gây lão hóa da.

Tiến sĩ Nina Roos

Bác sĩ da liễu

Ô nhiễm gây lão hóa da như thế nào?

Vô số nghiên cứu đã chỉ ra rằng ô nhiễm có thể góp phần gây lão hóa sớm.[1] Nghiên cứu được thực hiện bởi L'Oréal tại Mexico và Trung Quốc cho thấy sự giảm độ ẩm và gia tăng tiết bã nhờn ở những người tham gia phải tiếp xúc quá nhiều với ô nhiễm, trong khi ô nhiễm cũng được chứng minh là tác nhân gây ra sạm da và các đốm nâu, cũng như có liên quan đến sự suy giảm tầng ozon - một trong các nguyên nhân gây ra ung thư da.[2]

Như thể bản thân ô nhiễm là chưa’đủ tệ, nó có còn tác động kép khi kết hợp với các tia cực tím.

Khi đi cùng với sự tiếp xúc với ánh mặt trời, tác động tiêu cực của ô nhiễm chuyển thành tình trạng được gọi là ‘ô nhiễm quang’[3][4], gây ra căng thẳng oxy hóa trong cơ thể và đẩy nhanh quá trình lão hóa.

Tiến sĩ da liễu Nina Roos nói: “ Lối sống của chúng ta có thể có tác động đáng kể đến mức độ ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường lên da. Cũng giống như các tia UV, khói thuốc lá kết hợp với ô nhiễm có thể gây ra tác động kép làm tổn thương da."

Cách ngăn ngừa dấu hiệu lão hóa da do ô nhiễm

Khi nói đến tổn thương do tia UV hoặc ô nhiễm, việc điều chỉnh chế độ chăm sóc da và chế độ ăn uống như một biện pháp toàn diện có thể giúp cải thiện các triệu chứng. Các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như quả mọng đỏ và rau xanh sẽ giúp ngăn chặn các gốc tự do gây hại cho da - được kích thích bởi các yếu tố môi trường này.

Cụ thể hơn, Nina khuyên bạn chú ý tới quy trình làm sạch da để đảm bảo loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn và tạp chất do ô nhiễm tích tụ - cho dù bạn có trang điểm hàng ngày hay không. Ví dụ, việc sử dụng kem chống nắng quanh năm rất quan trọng để bảo vệ da khỏi tổn thương do tia UV, điều này, như chúng ta đã thấy ở trên, cũng làm trầm trọng hơn tác động của ô nhiễm lên da. Tuy nhiên, các công thức kem chống nắng vẫn có thể bám lại trên da trừ khi được loại bỏ đúng cách bằng sữa hoặc gel rửa mặt, vì vậy hãy đảm bảo bạn đang làm sạch da một cách kỹ lưỡng để loại bỏ tất cả dấu vết của kem chống nắng, cũng như độc tố do không khí ô nhiễm.

Tẩy da chết cũng có thể giúp cải thiện tình trạng mụn đầu đen và đốm đen, cũng như loại bỏ các tế bào da chết, những yếu tố khiến da trông mệt mỏi và thiếu sức sống. Vitamin C cũng được chứng minh là giúp giảm các đốm nâu do da tiếp xúc với ô nhiễm, vì thế nếu cấu trúc và tông màu da’không đồng đều là một trong những mối quan tâm chính của bạn, hãy thử chọn sản phẩm tẩy da chết giàu vitamin C để có làn da sáng, mịn màng hơn. Các phương pháp điều trị bằng vitamin C cũng có thể giúp giải quyết các vấn đề về da liên quan đến các đốm nâu hay da xỉn màu, vì vậy đáng để xem xét một sản phẩm điều trị có mục tiêu như Dưỡng chất chống Oxy hóa, cải thiện da mệt mỏi Vichy LiftActiv Antioxidant & Anti-Fatigue Fresh Shot để khôi phục độ sáng và đều màu cho làn da mệt mỏi. [5]

Nguồn:
[1] A Vierkötter. ‘ Environmental pollution and skin aging’ [original article in German] in Der Hautarzt; Zeitschrift für Dermatologie, Venerologie, und verwandte Gebiete 62.8 (2011) pp. 577-581.
[2] Goldsmith, L.A ‘Skin effects of air pollution’ in Otolaryngology and head and neck surgery 114.2 (1996) pp. 217-219
[3] Pham, D.-M., B. Boussouira, D. Moyal, and Q.l. Nguyen. "Oxidization of squalene, a human skin lipid: a new and reliable marker of environmental pollution studies." International Journal of Cosmetic Science 37.4 (2015): 357-65. Web.
[4] Soeur, J., Belaïdi, J. P., Chollet, C., Denat, L., Dimitrov, A., Jones, C., ... & Erdmann, D. (2017). Photo-pollution stress in skin: Traces of pollutants (PAH and particulate matter) impair redox homeostasis in keratinocytes exposed to UVA1. Journal of Dermatological Science, 86(2), 162-169.
[5] Telang, P. ‘Vitamin C in Dermatology’ in Indian Dermatology Online Journal 4.2 (2013) pp. 143-146